Có 2 loại phản ứng truyền máu : Phản ứng miễn dịch: là phản ứng giữa con vật cho máu và con vật nhận máu. Các phản ứng đó bao gồm: phản ứng dị ứng, tán huyết ( trong đó hệ thống miễn dịch của con vật được nhận sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của con vật cho) và các phản ứng khác.
Phản ứng không miễn dịch : là phản ứng không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Ví dụ: quá tải chất lỏng( cơ thể không chịu được lượng máu tăng lên do truyền máu), ngộ độc citrate , lây truyền bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ký sinh trùng máu.
TRUYỀN MÁU TRÊN CHÓ CÓ PHẢN ỨNG GÌ KHÔNG???
Hình 1: Hình ảnh truyền máu trên chó bị ký sinh trùng máu, thiếu máu không tái tạo và suy thận nặng.
-
PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU LÀ GÌ?
Có 2 loại phản ứng truyền máu :
- Phản ứng miễn dịch: là phản ứng giữa con vật cho máu và con vật nhận máu. Các phản ứng đó bao gồm: phản ứng dị ứng, tán huyết ( trong đó hệ thống miễn dịch của con vật được nhận sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của con vật cho) và các phản ứng khác.
- Phản ứng không miễn dịch : là phản ứng không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Ví dụ: quá tải chất lỏng( cơ thể không chịu được lượng máu tăng lên do truyền máu), ngộ độc citrate , lây truyền bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ký sinh trùng máu.
Một số phản ứng truyền máu xảy ra cấp tính, từ vài giây đến 48 giờ sau khi truyền máu, hoặc có thể chậm hơn vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Tỷ lệ phản ứng dao động từ 1-25%, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
-
DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU?
- Sốt
- Có thể xuất hiện nổi mề đay, ngứa, nổi mẫn đỏ, ói hoặc tiêu chảy.
- Nhịp tim có thể tăng cao và thở gấp, huyết áp giảm, niêm mạc nhợt nhạt
- Con vật bị tán huyết thường bị vàng da ở vùng mắt, nướu hoặc toàn thân.
- Con vật có thể bị ho, khó thở xảy ra khi bị quá tải chất lỏng trong cơ thể.
- …
-
ĐIỀU TRỊ PHẢN ỨNG TRUYỀN MÁU NHƯ THẾ NÀO ?
- Ngưng truyền máu ngay lập tức.
- Truyền dịch để duy trì huyết áp.
- Trường hợp phản ứng dị ứng, có thể dùng thuốc kháng histamin hoặc andrenalin chloride để ngăn chặn phản ứng.
- Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh nếu bác sĩ nghi ngờ bé của bạn bị nhiễm khuẩn hoặc thuốc lợi tiểu nếu nghi ngờ quá tải chất lỏng.
-
CÁCH ĐỂ GIẢM RỦI RO SAU KHI TRUYỀN MÁU?
- Thực hiện phản ứng ngưng kết, tìm ra sự hòa hợp về nhóm máu giữa con vật cho và con vật nhận. ( trên chó có ít nhất 12 nhóm máu)
Hình 2: Phản ứng ngưng kết máu giữa con vật cho và con vật nhận.
- Xét nghiệm tổng quát đối với con vật cho. Kiểm tra chất lượng máu con vật cho có bị bệnh truyền nhiễm hay bị ký sinh trùng máu hay không.
-
ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRUYỀN MÁU
- Sự thiếu máu bởi bệnh ký sinh trùng máu: ký sinh trùng máu sẽ phá hủy lượng hồng cầu trong cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu.
- Các bệnh liên quan đến tủy xương.
- Bất thường về đông máu.
- Do bị xuất huyết hoặc sốc.
- Cung cấp kháng thể khi bị bệnh truyền nhiễm.
Lưu ý: khi xét nghiệm máu phải có sự chỉ định của bác sĩ thú y.
Phòng khám thú y T Vet hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề truyền máu trên thú cưng.