Sạn bàng quang được hình thành bởi những khoáng chất và phát triển như đá; có thể là một viên đá lớn, đá nhỏ lẻ hoặc tập hợp các viên như cát.
Hình 1: Mô tả cơ quan niệu và hình ảnh sạn bàng quang trên mèo
- Tiểu ra máu: nước tiểu có sợi máu, hoặc có màu hồng
- Tiểu rắt hay khó tiểu: mỗi lần tiểu ngồi rất lâu, đuôi cong lên cao.
- Bí tiểu 2 ngày liên tục
- Sốt, bỏ ăn, hơi thở có mùi khó chịu
- Đụng vào bụng có phản ứng đau, khó chịu
Khi thấy con vật của bạn có các dấu hiệu trên, nên cho bé đến các cơ sở thú y gần nhất để được siêu âm , chụp Xquang để nhanh chóng tìm ra cách giải quyết tốt và nhanh nhất cho bé.
Hình 2: Sạn bàng quang trên hình ảnh chụp X quang
Hình 3: Hình ảnh sạn bàng quang dưới máy siêu âm
- Khẩu phần ăn: trong 1 buổi chứa hàm lượng đạm quá cao > 35% ( với mèo trưởng thành), hoặc quá nhiều khoáng chất dư thừa. Khi các khoáng chất không được cơ thể xử lý đúng cách bởi hệ thống của hệ tiết niệu, chúng sẽ kết tinh và dính với nhau bởi chất nhầy trong bàng quang,sau đó, tạo thành từng đám và cứng lại thành sạn.
- Nước uống: mèo là loài động vật uống rất ít nước, lượng nước cần cho mỗi ngày với trọng lượng 3,6 kg là 220ml nước. Nếu hàm lượng nước đưa vào thấp hơn so với trọng lượng cơ thể sẽ ảnh hưởng đến độ pH của nước tiểu. Độ pH nước tiểu từ 6 - > 7 cần được kiểm tra kỹ.
- Lượng tinh thể có trong nước tiểu.
- Đối với sạn bùn: khi con vật bí tiểu, không tiểu được 1- 2 ngày, dùng cách thông bàng quang , để giảm áp lực nước tiểu lên thành mạch bàng quang.
Hình 4: Đặt ống thông, giúp nước tiểu chủ động chảy ra, làm giảm áp lực lên bàng quang trên mèo
Đối với sạn hạt to: nên dùng phương pháp phẫu thuật, mổ lấy sạn, giúp làm sạch bàng quang, hạn chế việc trầy niêm mạc bàng quang, cũng như tránh dẫn đến tình trạng polyp bàng quang.
Hình 5 : Hai viên sạn được lấy ra trên mèo đực 2 năm tuổi, gây tiểu khó, đau, nước tiểu có lẫn sợi máu.
Nên làm xét nghiệm máu trước khi thông tiểu hoặc phẫu thuật, giúp bác sĩ tiên lượng được tình trạng nhiễm độc ure trên con vật của bạn, giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nguy hiểm hay không nguy hiểm với bé của bạn.
Sau khi con vật được giải quyết vấn đề bí tiểu hoặc tiểu rắt, ngoài việc tiêm kháng sinh, kháng viêm, bạn kết hợp uống thêm các loại thuốc được chỉ định của bác sĩ điều trị, để hạn chế tình trạng tích sạn lại.
Hình 6: Các loại sạn được phân loại bằng cách lấy nước tiểu, và kiểm tra dưới kính hiển vi
- Con vật nên được thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần, bằng phương pháp siêu âm, hoặc kiểm tra nước tiểu dưới kính hiển vi.
- Kiểm soát khẩu phần ăn không quá 35% lượng đạm trong khẩu phần ăn, không cho ăn nội tạng, xương, không ăn các loại rau cải gây tích tụ Oxalate.
- Kiểm soát lượng nước uống; nếu con vật uống ít nước, có thể thêm 1 ít muối vào nước để tăng kích thích .
- Phòng khám thú y T Vet hy vọng những kiến thức bổ ích trên có thể giúp bạn chăm sóc các bé tốt hơn.
© Bản quyền thuộc về THÚ Y TVET Cung cấp bởi BMWEB co.ltd
Đang online: 3 | Tổng truy cập: 91194