Parvovirus, hay còn gọi là Parvo, là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến chó, đặc biệt là chó con từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn mửa, mất nước và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hình 1: vòng tròn truyền lây của Parvovirus
Nguồn lây truyền virus chính là phân của những con chó bị nhiễm bệnh. Virus bắt đầu bài tiết qua phân ngay trước khi các dấu hiệu lâm sàng phát triển và tiếp tục bài tiết trong khoảng 14 ngày sau khi các dấu hiệu lâm sàng biến mất. Những con chó nhạy cảm bị nhiễm bệnh do ăn phải virus. Sau khi ăn vào, virus xâm nhập vào amidan hoặc hạch bạch huyết, nơi nó xâm nhập vào các tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu) sau đó mang nó theo máu đến nhiều vùng trong cơ thể, đặc biệt là tủy xương và niêm mạc ruột.
Không giống như hầu hết các loại virus khác, CPV ổn định trong môi trường và có khả năng chịu nhiệt, chất tẩy rửa, cồn và nhiều chất khử trùng. Dung dịch tẩy 1:30 sẽ tiêu diệt virus lây nhiễm. CPV lây nhiễm đã được tìm thấy trên các bề mặt bị nhiễm phân chó ngay cả sau ba tháng ở nhiệt độ phòng. Vì thế, virus dễ dàng lây nhiễm qua lông, trên giày, quần áo, phân, nước tiểu, và các đồ vật đã nhiễm virus.
- Nôn mửa: triệu chứng ban đầu là ói dịch vàng 2-3 lần/ 1 ngày, sau đó có thể nôn dịch trắng, nặng nhất có thể xảy ra là nôn ra máu.
- Tiêu chảy: có dịch nhầy màu vàng, mùi tanh khó chịu như mùi cá ươn, có màu đen hoặc nặng nhất là màu đỏ kèm dịch nhầy
- Bỏ ăn, bơ phờ, trầm cảm
- Sốt: từ 3902 trở lên
- Mất nước
- Sụt cân nhanh
LƯU Ý: nhiều con vật có thể không có mọi dấu hiệu lâm sàng nêu trên, nhưng triệu chứng ói, và tiêu chảy thường là phổ biến nhất. Nôn là tình trạng xảy ra đầu tiên.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại test để chẩn đoán bệnh Parvovirus trên chó. Sau đây là các loại test mà phòng khám thường hay sử dụng:
- TEST NHANH: độ tin cậy 70% - 80%
Hình 2: test nhanh dương tính Parvovirus
- TEST SNAP: độ tin cậy 90%, có thể loại trừ được trường hợp sau khi tiêm vaccine bé có những triệu chứng tương tự bệnh Parvovirus, nhằm chẩn đoán phân biệt bệnh có phải do Parvovirus gây ra hay không
- TEST NULEIC ACID (NA): độ tin cậy 95%, phát hiện virus trong phân hoặc mô của chó, thời điểm giai đoạn đầu, lượng virus còn thấp.
Hình 3: hình ảnh dương tính, kiểm tra bằng test NA
- XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG (IFA): độ tin cậy 95%, dùng máu kiểm tra kháng nguyên để định lượng hàm lượng virus có trong máu, thường dùng kiểm tra ở giai đoạn đầu của bệnh.
Hình 4: hình ảnh dương tính, kiểm tra bằng IFA
Không có kháng sinh đặc trị để điều trị virus. Tuy nhiên, virus không trực tiếp gây tử vong;mà nó gây mất niêm mạc đường ruột và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tổn thương đường ruột dẫn đến mất nước nghiêm trọng, mất cân bằng điện giải (natri và kali) và nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn thường sống trong đường ruột có thể xâm nhập vào máu; nếu nhiễm trùng huyết phát triển, chó dễ tử vong hơn.
Liệu trình điều trị Parvovirus thường dựa vào triệu chứng :
- Truyền dịch để hạn chế mất do shock thể tích , mất nước, do ói hặc do tiêu chảy quá mức gây ra
- Dùng kháng huyết thanh có sẵn hoặc từ con chó đã từng nhiễm bệnh trước đó, sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công đến 80%
- Kháng sinh và kháng viêm dùng để ngăn chặn sự kế phát từ vi khuẩn hoặc kiểm soát nhiễm trùng huyết.
- Thuốc chống ói ức chế việc nôn quá nhiều
- Thuốc bổ trợ tăng đề kháng
LƯU Ý: không được cho ăn và uống trong quá trình điều trị, vì cơn nôn còn kéo dài, nếu dạ dày có thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng nôn tiếp tục, dẫn đến tình trạng xấu nhất là không qua khỏi. Khi hết nôn trong 48 giờ, con vật sẽ được ăn uống lại, có thể ăn nhẹ với cháo loãng. Tỷ lệ sống cao nếu các bé được điều trị sớm, và tích cực, trước khi xảy ra tình trạng xuất huyết nặng, mất nước.
Tuy nhiên, một số giống chó như Rottweiler, Doberman,Pinscher,Labrador, chó sục Americanordordshire có tỷ lệ tử vong cao hơn các giống khác.
Trong quá trình điều trị, các bé không cải thiện vào ngày điều trị thứ ba hoặc thứ 4, có tỷ lệ tử vong cao.
- Tiêm phòng là liệu pháp an toàn nhất. Nên tiêm từ 6 tuần tuổi, 10 tuần tuổi, 14 tuần tuổi, trước khi tiêm nên xổ giun vào lúc 1 tháng tuổi, để đảm bảo vaccine tạo miễn dịch cho cơ thể.
- Sau mỗi năm tiêm tái chủng lại 1 lần/ 1 năm
- Khử trùng khu vực bằng 1 trong các loại khử trùng sau: TH4, virkon, vimekon,…
- Hạn chế tiếp xúc với những con chó khác khi chưa được tiêm phòng.
Phòng khám thú y T Vet hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về bệnh Parvovirus, cũng như an tâm hơn trong việc chăm sóc các bé. Hãy bảo vệ thú cưng của bạn bằng cách tiêm phòng đầy đủ, theo dõi sức khỏe thường xuyên và giữ vệ sinh môi trường sống.
Thông tin liên hệ
THÚ Y TVET
Chi nhánh 1: 1148 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Q7 - 0778771197
Chi nhánh 2: 136D Mai Văn Vĩnh, P. Tân Quy, Q7 - 0983136316
Chi nhánh 3: 748 Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè - 0779 914 296
Facebook: Thú y T Vet hoặc Thú y T Vet CN2
Zalo: 0778771197 - 0792897234 - 0983136316
Hotline, Tư vấn miễn phí, cấp cứu ngoài giờ: 0778771197 - (cấp cứu) 0792897234 - 0375999169 - 0983136316
Website: http://thuytvet.com/
© Bản quyền thuộc về THÚ Y TVET Cung cấp bởi BMWEB co.ltd
Đang online: 6 | Tổng truy cập: 91926